Thông tin mang tính chuyên môn Ghép_nội_tạng_ở_Trung_Quốc

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Thu hoạch cơ quan tạng, vấn đề bảo quản, vấn đề đào thải và tương thích

Thu hoạch cơ quan tạng hoặc giải phẫu mổ lấy tạng là một khâu bắt buộc trong hoạt động cấy ghép cơ quan tạng.

Khoa học hiện đại chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo quản tạng. Gan, thận, tim,... thường buộc phải cấy ghép ngay trong tối đa 12 giờ hoặc 24 giờ sau khi lấy ra khỏi cơ thể người hiến tạng. Giác mạc mắt thì khác, nó có thể được xem là mô chết, do đó có thể bảo quản lâu hơn. Ngoài ra thời gian thu hoạch giác mạc cũng nhanh hơn nhiều so với thu hoạch các tạng khác.

Tạng hay mô cấy ghép buộc phải tương thích với cơ thể người nhận, nếu không thì sẽ bị cơ thể đào thải. Ngày nay, với việc sử dụng liều cao các thuốc chống đào thải, thì yêu cầu này đã giảm nhiều. Nhưng ít nhất vẫn là phải phù hợp nhóm máu và một số tiêu chí khác.

Thời gian chờ đợi tìm tạng thích hợp ở Trung Quốc là quá nhanh

Hạn chế về bảo quản và yêu cầu tương thích chính là lý do tại sao ở các quốc gia khác, mặc dù có chương trình khuyến khích và thu gom tạng hiến, thì bệnh nhân vẫn phải đợi hàng mấy năm mới tìm được tạng phù hợp. Việc thời gian chờ đợi tìm tạng phù hợp ở Trung Quốc ngắn một cách khác thường[73] chứng tỏ rằng tại Trung Quốc đang tồn tại một kho tạng sống rất lớn[74].

Du khách đến trung quốc để ghép tạng thậm chí chỉ phải đợi trong 1 tuần để có tạng thích hợp[75][76]. Trong báo cáo ghi rõ: "chỉ cần phải đợi trong 1 tuần để tìm được gan hoặc thận tương thích; tối đa là 1 tháng"[22]

Trường hợp tương tự sẽ phải đợi từ 6 tháng đến 4 năm ở Úc[77], hoặc thậm chí 6 năm ở Canada (thông tin năm 2011)[78], hoăc khoảng 3 năm ở Anh Quốc[79].

Luật pháp và đạo đức

Vấn đề "chết não"

Ở các quốc gia phát triển ngành cấy ghép cơ quan tạng, người ta phải thông qua luật về chết não, nghĩa là một người được tính là đã tử vong theo luật này khi mà não vì lý do nào đó (như vị tai nạn) mà không hoạt động nữa và không có khả năng khôi phục (chi tiết các quốc gia có thể có khác biệt nhỏ). Luật này cho phép mở ra hành lang hợp pháp hoá hoạt động thu hoạch tạng[80]. Hiện nay Trung Quốc vẫn chưa ban hành luật này. Mặc dù trong quá trình dự thảo luật về cấy ghép tạng năm 2007 ở Trung Quốc, vấn đề này đã được đưa ra, nhưng nó đã không được đưa vào luật[55].

Vấn đề "hiến tặng"

Từng quốc gia cần có đạo luật thích ứng. Năm 2006 Trung Quốc tuyên bố thuận theo bộ Nguyên lý đó: "Người hiến tạng phải là tự nguyện, hiểu rõ quyết định của họ đưa ra cũng như nhận thức rõ về những gì sẽ xảy ra với họ, và người hiến tạng có quyền thay đổi quyết định vào phút cuối cùng"[64] nhưng những hoạt động trên thực tế là hoàn toàn trái lại[64].

Để tránh nạn lạm dụng, tránh tệ nạn phát sinh ngoài tầm kiểm soát (nhất là với người rất nghèo hoặc thiếu thông tin dễ bị lừa), luật pháp cũng cần đồng thời chỉ rõ đối tượng thế nào mới được xem là đối tượng được phép hiến tặng. Thông thường là người thân cùng gia đình. Ở các quốc gia phát triển hệ thống quyên góm tạng, thì có thể là từ cộng đồng dân chúng khi đã qua thủ tục của hệ thống, thường là người bị tai nạn,... Nhưng ở Trung Quốc, thì tù nhân bị hành quyết cũng được đưa vào là đối tượng có thể hiến tặng.

Về hành lang luật pháp, thì Trung Quốc là đã có. Nhưng qua cách chào bán của các bệnh viện Trung Quốc, và sự thật là Trung Quốc vẫn không minh bạch việc xác minh nguồn tạng, đã gây ra những chỉ trích rất nhiều năm qua.

Luật xuyên quốc gia và du lịch ghép tạng

Hiện tượng du lịch ghép tạng[26] diễn ra tràn lan một phần là vì không có đạo luật có tính xuyên quốc gia giải quyết vấn đề này. Một bệnh nhân sang Trung Quốc làm khách du lịch ghép tạng sẽ không bị bất kể vấn đề gì về luật pháp, trong khi đó nếu người đó nhận một cơ quan tạng có nguồn gốc không minh bạch ở chính quốc gia đang ở, thì sẽ gặp vấn đề. Các hoạt động môi giới xuyên quốc gia cũng vì thế mà không có vấn đề gì; mặc dù người môi giới có thể đi tù nếu anh ta làm điều ấy chỉ ở nội trong quốc gia đó.

Trước tình hình du lịch ghép tạng phát triển rất mạnh hiện nay, việc ban hành luật xử lý vi phạm xuyên quốc gia là cần thiết cho ngành cấy ghép cơ quan tạng này, và đã có những kêu gọi các quốc gia hãy ban hành điều luật này[81].

Tuy nhiên thực trạng hiện nay, mặc dù đã có những cảnh báo mang tính cung cấp thông tin và tư vấn khuyên người dân không đi du lịch ghép tạng ở những nơi nguồn tạng không minh bạch, thì vẫn chưa có quốc gia nào đưa ra luật xuyên quốc gia nhắm vào người bệnh và/hoặc nhắm vào người môi giới[55]. Hiện nay chỉ duy nhất Israel cấm sang Trung Quốc nhận ghép tạng[82].

Hệ thống thu gom tạng hiến

Các quốc gia phát triển ghép tạng đều phải phát triển chương trình khuyến khích và thu gom tạng hiến (ví dụ Mạng lưới Quyên thu tạng hiến của Hoa Kỳ[83]) với mụch đích quyên thu tạng hiến từ cộng đồng dân chúng. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới còn chính thức lấy tạng từ tù nhân[5][6].

Người thân cùng gia đình tình nguyện hiến luôn là con số rất nhỏ, và cũng chỉ cấp những tạng không dẫn đến tử vong, ví dụ như thận. Tù nhân bị án tử hình trẻ tuổi còn có tạng vẫn khoẻ mạnh cũng không ổn định và không nhiều. Nhất là ở các quốc gia phát triển, nhiều nơi đã loại bỏ hẳn án tử hình, thì ở đó không có nguồn tạng này.

Do đó, muốn phát triển bền vững ngành cấy ghép tạng thì bắt buộc phải phát triển chương trình hoặc hệ thống khuyến khích và thu gom tạng hiến tặng và đối tượng là dân chúng nói chung.

Những phản ứng của Trung Quốc kể từ khi bùng nổ du lịch ghép tạng năm 1999/2000 đến nay (14/15 năm) đều chỉ là những tuyên bố hoặc ban hành những đạo luật, nhưng họ không hề tỏ ý định nghiêm túc phát triển một hệ thống hay chương trình thu gom tạng hiến như vậy. Đã có những nỗ lực, nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống nào hoạt động hiệu quả trên thực tế. Tính đến tháng 3 năm 2014, hệ thống này chỉ quyên được 1.570 tạng sau 4 năm hoạt động[6] một con số không đáng kể so với số tạng được cấy ghép ở Trung Quốc, mà đó là với chính sách dùng tù nhân làm đầu vào cho chương trình hiến tạng này[6].

Đây chính là điều rất đáng quan ngại. Vì khi không có hệ thống quyên thu tạng hoạt động theo đúng nghĩa, thì hoặc là (i) toàn bộ ngành cấy ghép tạng khổng lồ của Trung Quốc lẽ ra đã bị tê liệt, hoặc là (ii) những đạo luật và tuyên bố nói trên đang không được thực hiện một cách nghiêm túc, và Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động cướp tạng từ tù nhân. Hiện nay ngành ghép tạng ở Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 trên thế giới, và trong bối cảnh hiện nay, cấy ghép tạng đang là nguồn thu lớn của Y tế và Quân đội Trung Quốc, thì khả năng (i) sẽ rất khó xảy ra[81].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ghép_nội_tạng_ở_Trung_Quốc http://www.donatelife.gov.au/discover/facts-and-st... http://www.abc.net.au/7.30/content/2013/s3763410.h... http://www.abc.net.au/news/2013-05-20/chinese-doct... http://www.parl.gc.ca/HousePublications/Publicatio... http://usa.chinadaily.com.cn/epaper/2014-03/07/con... http://www.chinadaily.com.cn/china/2010-04/10/cont... http://www.gov.cn/zwgk/2007-04/06/content_574120.h... http://www.amazon.com/The-Slaughter-Killings-Harve... http://www.atimes.com/atimes/China/HD04Ad01.html http://www.bbc.com/news/world-asia-china-26445553